5 cách giảm thiểu chất thải nhựa y tế

Cùng với những ban ngành khác; các cơ sở y tế, cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế… đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra.

Chất thải nhựa đang tác động tiêu cực đến môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực y tế, rác thải nhựa xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau:

  • Từ người bệnh, thân nhân người bệnh, nhân viên y tế
  • Từ các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế
  • Từ hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất…

Rác thải y tế xuất phát từ nhiều nguồn với nhiều chủng loại khác nhau.

Không thể phủ nhận tính ưu việt của bơm kim tiêm dùng 1 lần, dụng cụ thiết bị dùng 1 lần trong phẫu thuật, xét nghiệm… bởi các sản phẩm này góp phần loại trừ, giảm thiểu nhiều nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo các hoạt động chuyên môn y tế được thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc chủng loại và khối lượng chất thải nhựa trong y tế rất đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn. Đây là một trong những nỗi lo chung của toàn ngành.
Để vừa hạn chế rác thải y tế, vừa đảm bảo chất lượng an toàn cho người bệnh, nhiều bệnh viện đã hưởng ứng lời kêu gọi hạn chế rác thải nhựa bằng những hành động tích cực. Hệ thống y tế Sơn Uyên phát động phong trào: “Nói không với rác thải nhựa – chung tay vì sức khỏe cộng đồng” được toàn bộ CB-CNV bệnh viện hưởng ứng tích cực và nhiệt tình.

TUYÊN TRUYỀN VỀ PHONG TRÀO 

Song song với việc đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động; các đơn vị y tế cần tổ chức phổ biến, hướng dẫn vận động cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh… về giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị.
Các hình thức tuyên truyền bao gồm:

  • Treo băng rôn, áp phích, tờ rơi, video, ấn phẩm… trong khuôn viên
  • Đạp xe đạp truyền thông
  • Tổ chức triển lãm tranh ảnh, video về cuộc chiến chống rác thải nhựa y tế trên thế giới và Việt Nam.

SỬ DỤNG VẬT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Thay thế cốc nhựa bằng cốc giấy hoặc cốc thủy tinh.

Sử dụng túi giấy, ly giấy, ly thủy tinh… góp phần hạn chế thấp nhất rác thải nhựa. Hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc nilon khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế. Thay những chai nước nhỏ tiện lợi bằng các loại bình nước lớn 20 lít dùng ly thủy tinh, ly giấy.

PHÂN LOẠI CHẤT THẢI, RÁC THẢI


Thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, nilon khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định, phấn đấu tiến đến chấm dứt việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần có thể thay thế và nilon khó phân hủy.

TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG THUỐC BẰNG ĐƯỜNG UỐNG

Sử dụng thuốc bằng đường uống (nếu được), các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu…

VỆ SINH THU GOM RÁC THẢI

Hạn chế sử dụng chất thải nhựa, chất thải nhựa đã sử dụng nếu không thể tái chế cần được thu gom và bỏ vào đúng nơi quy định.

Bên cạnh việc giữ vệ sinh sạch sẽ tại cơ sở y tế, các cán bộ, nhân viên cũng cần thực hiện vệ sinh thu gom rác thải trên tuyến đường xung quanh bệnh viện, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; các Trung tâm y tế phối hợp với chính quyền địa phương, chỉ đạo các trạm y tế xã, phường triển khai vận động nhân dân, học sinh tại các trường học tham gia vệ sinh đường phố, ngõ xóm, bảo vệ môi trường và nguồn nước.
Hiện nay, lượng rác thải nhựa trên thế giới đang ở mức độ đáng báo động. Trung bình mỗi phút, con người dùng hàng triệu vật dụng bằng nhựa, nhưng đến hơn một nửa số đó không được tái chế mà thải ra môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa y tế nói riêng là vô cùng cấp bách.

 

Hotline: 0204 8500 888
Chat Facebook
Gọi Ngay